Bước Thứ Năm: Khách Chủ Hiệp Nhất

 

 

Trong Bước Thứ Bốn, Khách nhận thức được cái duy nhất của ḿnh với Chủ. Cái duy nhất với Chủ này bao gồm cả cái duy nhất với tất cả, gồm tóm mọi sự lẫn mọi người. Nếu thiền sư Hang-Sơn Linh-Chi đă diễn tả Bước Thứ Bốn là “giọt sương loang trong biển sáng” th́ Bước Thứ Năm là “hoàn vũ thành nên tôi” (Lao-Tsu, Tao-the-Ching, 42).

 

Nơi đây là đích điểm thực sự của hành tŕnh chiêm niệm. Đạt tới trạng thái hiệp nhất này với Chúa Kitô, con người sẽ thiết tha với mọi người, cả bạn lẫn thù; con người nam hay nữ đó sẽ nhận ra ư nghĩa trong câu thành ngữ Trung Hoa: “Tứ hải giai huynh đệ”. Thiền sư Hang-Sơn Linh-Chi vịnh như sau:

 

“Đạt đến cuộc hiệp nhất:

Ai dám bằng nhân vật

Vừa hiện hữu vô hữu?

Lúc họ muốn ĺa xa

khỏi cuộc sống thường ngày,

th́ người đó trở lại

Ngồi giữa than tro dại”.

 

Đây là trạng thái hoàn toàn hiệp nhất, một cuộc hiệp nhất không c̣n dấu vết riêng biệt Chủ Khách, mà chỉ là một toàn khối không phân chia. Trạng thái này không ǵ có thể so sánh được, bởi thế thiền sư Hang-Sơn Linh-Chi mới có lư khi nói: “một điều như vậy không có tương đương”. Trong khi người ta muốn ĺa xa bể khổ của cuộc sống thường t́nh, th́ con người tiến đến trạng thái Đạt Thành Hiệp Nhất này trở lại chợ đời để thi ân thí phúc cho mọi người. D.T. Suzuki đă diễn tả trạng thái Đạt Thành Hiệp Nhất ấy bằng biểu hiệu Yin-Yang nổi tiếng, một biểu đồ Tuyệt Đối Tối Cao:

 

Tạo vật hoàn vũ cơng Âm trên lưng 

và ôm Dương trước ngực.

Nhờ hiệp nhất các Nguyên Lư hội lực

mà đạt tới Thái B́nh. (Lao Tse)

(Lao-Tsu, Tao-the-Ching, 42)

 

Như thế, tới Bước Thứ Năm, bước đạt tới t́nh trạng hiệp nhất giữa Chủ và Khách như là một trạng thái nghỉ yên, một trạng thái quân b́nh sinh động thực sự. Bước Thứ Bốn là bước bắt đầu t́nh trạng hiệp nhất, là t́nh trạng được ước mong và t́m kiếm theo ḷng khát vọng yêu thương tha thiết. Bước Thứ Nam đạt tới đích là tới trạng thái hoan hưởng an b́nh. Cuộc nhiệm hôn (spiritual marriage) bấy giờ hoàn thành và hoan hưởng.

 

Tới đây cũng cần phải nhớ rằng chúng ta chỉ nói theo kiểu so sánh khi sử dụng loại ngôn từ này. Những hạn hẹp và phức tạp nơi ngôn ngữ loài người gây rắc rối hơn là góp phần vào việc khám phá ra cảm nghiệm chiêm niệm này. Một khi chúng ta nhận ra trực nghiệm chiêm niệm của ḿnh, th́ những lời lẽ loài người nghèo nàn này chỉ có thể đóng vai tṛ nhắc nhở cho một “Chúa Duy Nhất” luôn luôn hiện diện cụ thể nơi “vạn sự”.

 

Trước khi chúng ta theo cảm nghiệm được dẫn tới t́nh trạng hiệp nhất Khách và Chủ này, th́ chữ nghĩa nói lên cảm nghiệm chỉ làm phiền toái cho việc hiểu biết của chúng ta mà thôi. Như thế cũng tốt! Đừng căn cứ vào đó mà nản, v́ nó là một đạo lộ mở đường dẫn lối duy nhất. Bào thai trong ḷng mẹ có đời nào lại muốn cảm thấy cái thương đau của việc sinh nở, cũng như cái thiết yếu của việc tự ḿnh phải thở hít, v́ nó không có một chút xíu hiểu biết ǵ về cái định phận của ḿnh cả. Thế nhưng, một khi nó cảm thấy ḿnh sống động và tự ḿnh hít thở th́ bào thai sẽ không c̣n muốn trở về với cái dễ chịu (và vô thức) nơi bụng mẹ nữa. Việc chúng ta được sinh vào đời sống thiêng liêng cũng thế. Chúng ta không thể nào kéo cái linh thiêng xuống tầm mức giác cảm, một tầm mức mà cảm giác tính của chúng ta vốn ưa chuộng. Chúng ta cũng không thể kéo linh thiêng xuống tầm mức lư trí hay tầm mức ư niệm, v́ những thứ này cũng chỉ là một h́nh thái hạn hẹp của thực tại.

 

Đương đầu với tất cả trở ngại gây ra bởi các h́nh thức hạn hẹp sẵn có mà Khách c̣n tiến tới được t́nh trạng hiệp nhất với Chủ là Đấng vô hạn, th́ việc này phải là do tác động của t́nh yêu Chủ dành cho Khách. Mặc dù Chủ có thể bầy tỏ t́nh yêu của ḿnh ra bằng dấu hiệu/các bí tích, bằng lời nói/ngôn từ, bằng việc làm/phép lạ, tuy vậy, chúng ta phải nhờ tài năng thần linh của đức tin để đáp trả. Như tất cả mọi bậc thày dẫn đàng thiêng liêng công nhận, th́ đức tin đi theo “con đường tăm tối”. Đức tin chọn cái mà giác quan không thể chạm tới, xúc động không thể cảm được, trí tưởng không thể h́nh dung ra, và trí khôn luận lư tự ḿnh không thể với tới. Chỉ có một ḿnh tài năng thần linh của đức tin này mới có thể trực tiếp pha ḿnh vào một sự thật vô hạn này thôi. Đó là cái khẩn thiết nơi tiếng kêu của Chúa Giêsu: “Khi Con Người đến, các con có nghĩ là Người sẽ c̣n t́m thấy đức tin nữa hay chăng?” (Lk.18:8). Đức tin là cái mấu chốt cảm nghiệm chiêm niệm của chúng ta và t́nh yêu chính là cảm nghiệm này.

 

Ở Bước Thứ Năm, Khách hoàn tất cuộc hành tŕnh của ḿnh; người t́m kiếm chiếm được đối tượng kiếm t́m và nên một với đối tượng ấy. Không c̣n khác biệt giữa đối tượng (ooàect) và chủ thể (suoàect) nữa. Như trường hợp một trái cây ở trên bàn trước mặt tôi, trái cây sẽ không phải là đối tượng giác quan của tôi, cho đến khi tôi thấy nó bằng đôi mắt của tôi và nhận ra rằng tôi đang nh́n thấy trái cây đó. Tôi vẫn không biết ḿnh như là người biết ngửi, biết sờ và biết nếm trái cây này cho đến khi tôi thực sự giao tiếp với trái cây ấy bằng từng giác quan ấy. Bấy giờ tôi biết ḿnh như là người đă đụng chạm, ngửi thấy và nếm được trái cây đó.

 

Điều này cũng dễ hiểu, thế nhưng, vấn đề chúng ta đang chú trọng là, đối tượng cho tôi biết tôi là chủ thể. Tôi biết ḿnh bằng tác động giao tiếp với đối tượng thích hợp đối với giác quan của tôi. Cũng thế đối với cảm xúc của tôi, với trí tưởng của tôi và với lư trí của tôi. Giao tiếp với các đối tượng thích hợp của chúng sẽ cho tôi thấy ḿnh là một chủ thể, chứ không phải ngược lại. Tôi trước không biết ḿnh là một chủ thể rồi đi t́m kiếm đối tượng. Cảm nghiệm chiêm niệm của tôi cũng y như thế. Tôi sẽ không có được cảm nghiệm chiêm niệm cho đến khi tôi trực giao với đối tượng thích hợp. Tôi cũng không thể tạo nên cảm nghiệm chiêm niệm bằng trí khôn hay tâm trí của ḿnh, hoặc bằng ngôn từ cùng với các ư niệm do lư trí nghĩ ra, cũng như việc tôi không thể giải một bài toán bằng vị giác vậy. Miệng tôi nếm trái cam thấy ngọt, song các lượng định tâm linh lại không ghi nhận vị giác.

 

Các tư tưởng và ư niệm đối với tâm trí th́ tuyệt vời, song chỉ có đức tin mới ghi nhận được t́nh yêu vô hạn của Chúa. Thế nhưng, không phải v́ thế mà chúng ta được phép nản chí, trái lại, phải giữ lấy tư tưởng và ư niệm ấy như là một phần đường chúng ta đang từ từ tiến đến với Chúa.

 

Khi các giới hạn của Khách bắt đầu sụp đổ trong cuộc gắn bó với Chủ th́ nhận thức về ḿnh như một chủ thể cũng khởi sự đổi thay. Thật vậy, việc thay đổi này sâu xa và hoàn toàn đến nỗi cái tôi chủ thể như trải qua một cái chết. Có một cái ǵ đó nơi nhận thức của chúng ta cho chúng ta thấy trước được cái tôi cần phải chết đi này, và cái tiền thức ấy khuấy lên một nỗi hăi sợ ngấm ngầm. Như thế th́ quả thức “Kính sợ Thiên Chúa là đầu mối khôn ngoan” (Prv.1:7) vậy. Nhận thức ḿnh là một chủ thể trong mối liên hệ với tất cả các đối tượng chúng ta thấy trong cuộc sống lâu dài của chúng ta bắt đầu nhạt nḥa và biến mất. Tất cả mọi đối tượng vẫn c̣n đó, song chủ thể chúng ta không c̣n bị chúng chi phối nữa. Chúng không c̣n là giới hạn của chúng ta nữa. Thay v́ là “một người nào đó” đi t́m kiếm “một vật nào đó”, chúng ta lại như đang tiến vào một trạng thái “tinh niệm” (pure consciousness) là trạng thái không c̣n giao tiếp giữa Khách và Chủ nữa. Không c̣n giao tiếp v́ không c̣n chia ĺa. Một cuộc hiệp nhất trực tiếp. Không c̣n qua trung gian ngôn từ hay t́nh cảm hoặc giác quan nữa. Một cuộc hiệp nhất đích thực. Bấy giờ chúng ta chỉ biết việc chúng ta là ǵ, không c̣n biết đến việc chúng ta có ǵ nữa.

 

Trong việc diễn tả trạng thái “Đạt Thành Hiệp Nhất” này, Thánh Bơ-Na ghép Bước Thứ Bốn và Bước Thứ Năm lại với nhau bằng tên gọi “đệ tứ đẳng yêu thương” (the fourth degree of love). Ở bước ghép chung lại thành một bước này, linh hồn thấy ḿnh hoàn toàn mất hút trong Lời. Đây là trạng thái hiệp nhất yêu thương. Đây là việc “mọi sự đă hoàn tất” (Jn.19:30). Không c̣n ǵ nữa trong cuộc hành tŕnh đáng cho linh hồn trông mong hay cảm thấy cần thiết nữa. Thánh nhân đă viết:

 

“Trong việc chiêm niệm này, đôi khi linh hồn xuất thần và không c̣n cảm thấy ǵ nữa, hoàn toàn được thu hút vào việc tôn tụng Lời, đến nỗi linh hồn không c̣n biết ḿnh nữa. Điều này xẩy ra khi mà, bởi sức thu hút của tính chất ngọt ngào khôn tả của Lời, linh hồn thực sự ĺa bỏ bản thân ḿnh, đúng hơn, linh hồn bị đoạt chiếm và thoát ly chính ḿnh để chiêm hưởng Lời” (SC 85:4).

 

Chúng ta thấy Thánh Bơ-Na diễn tả giai đoạn này dựa vào t́nh yêu giữa Lời và linh hồn. T́nh yêu này lên đến tột đỉnh trong trạng thái hiệp nhất thân t́nh chất ngất. Khi thánh nhân mang nỗi hoan lạc trong trạng thái hiệp nhất này ra diễn tả th́ ngài sử dụng đến h́nh ảnh của một bản nhạc không lời với cung điệu chỉ có hai kẻ yêu nhau mới thưởng thức được:

“Chỉ có việc giao chạm của Thần Linh (x.1Jn.2:27) mới có thể sáng tạo nên một bản nhạc như vậy, và cũng chỉ có người cảm nghiệm thấy mới mô tả được ư nghĩa của bản nhạc này. Những ai hiểu được âm nhiệm của nó hăy hứng vui lên. Tất cả những ai khác bừng lên ḷng ước ao hăy mong sao chiếm được cảm nghiệm này hơn là chỉ muốn biết nó thôi. V́ nó rung động trên môi miệng song lại nhịp nhàng hoan hỉ theo tiếng đập của con tim, một nhịp nhàng không bằng lời lẽ mà bằng ư muốn. Nó là một cung điệu nơi phố chợ không nghe được; những dấu nhạc không phát âm nơi đô hội đông đảo. Chỉ có người hát và người nghe họ hát – người yêu và người t́nh - mới thưởng thức được nó. V́ nó là một bài ca hôn lễ nói về các linh hồn thanh sạch nơi trạng thái thiết tha gắn bó ư muốn của ḿnh trong một mối ḥa hợp trao đổi cảm mến của cơi ḷng ḿnh” (SC 1:11).

 

Trong khái luận thời danh Về Việc Yêu Mến Thiên Chúa, Thánh Bơ-Na đă hùng hồn nói về việc linh hồn được tiến tới trạng thái của cuộc hành tŕnh này như sau:

 

“Phúc thay linh hồn đạt tới đệ tứ đẳng yêu thương ấy. Linh hồn không c̣n yêu ḿnh nữa ngoại trừ mến yêu một ḿnh Thiên Chúa. Khi loại cảm mến này xẩy ra, chất ngất với t́nh yêu thần linh, tâm trí liền quên mất bản thân và thấy ḿnh trở nên một cái đĩa vỡ, quấn quít Thiên Chúa và gắn bó với Ngài, trở nên một với Ngài trong tinh thần, mà rằng: ‘Xác thịt và tâm hồn tôi dù có thất thoát, song Thiên Chúa là mănh lực của ḷng tôi và là phần nghiệp của tôi muôn đời’” (Dil 10:27).

 

Thánh Bơ-Na c̣n tiếp tục diễn tả việc “cái ḿnh” (self) phải trải qua một h́nh thức chết, cũng như việc cô tân nương thấy ḿnh bị lạc mất mất đi trong vị tân lang. Đó là cảm nghiệm chiêm niệm đích thực của cô. Cô biết ḿnh là một với Thiên Chúa, Đấng vẫn yêu thương cô:

 

“Tôi có thể nói rằng con người phúc đức và thánh hảo có một cảm nghiệm như vậy th́ rất hiếm hoạ trên đời này, cho dù chỉ một lần và chỉ một lúc nào thôi. Đánh mất bản thân ḿnh như thể anh em không c̣n nữa, hoàn toàn không c̣n nhận thức về ḿnh nữa, kéo ḿnh xuống tới hư vô, không phải là một thứ cảm t́nh nhân loại mà là một cảm nghiệm thần linh” (SC 4:4).

 

Các bậc thày Đông phương đă diễn tả Bước Thứ Năm này bằng nhiều đường lối khác nhau, song thường liên quan đến h́nh ảnh sinh tử. Một vị đă nói rằng trạng thái Đạt Thành Hiệp Nhất giống như “được tái sinh sau khi bạn mất chỗ đứng, bị ngă và chết trong vực thẳm”. Vị khác cho rằng: “Nó là một trạng thái tỏ hiện chính Sự Sống Cao Cả”.

 

Trong giai đoạn này, Thánh Bơ-Na nhận thấy cảm nghiệm chiêm niệm như là một “việc xuất thần” (ecstasy), và so sánh việc xuất thần ngất trí này bằng h́nh ảnh yên nghỉ (repose), thiếp mê (sleep), thậm chí chết (death) nữa. Cơn thiếp mê mà cô tân nương cảm thấy này, ở chỗ mất đi nhận thức giác cảm của ḿnh, th́ lại là một sự chết đầy sức sống mới diệu kỳ.

 

“Bởi thế, để ư sẽ thấy cô tân nương đă lui vào nơi thanh vắng. V́ thích thú với nơi này nên cô tân nương ngây ngất êm ái thiếp đi trong ṿng tay Tân Lang của ḿnh. Đây là một cuộc thiếp mê sống động và tỉnh táo, chiếu sáng tâm can, loại trừ sự chết và truyền đạt sự sống trường sinh. V́ nó là một giấc ngủ hoàn toàn không làm tê mê nhưng nâng cao tâm trí. Tôi dám nói rằng, nó chính là sự chết vậy. V́ Thánh Tông Đồ Phaolô, khi ca ngợi những ai c̣n sống trong xác thịt, đă nói như thế: ‘Bởi anh em đă chết nên sự sống của anh em được tiềm tàng với Chúa Kitô trong Thiên Chúa’” (SC 52:6).

 

Ở một chỗ khác, Thánh Bơ-Na c̣n viết:

 

“Tôi không mắc tội là phi lư khi tôi diễn tả việc ngất trí xuất thần của Vị Hôn Thê như là một sự chết, không phải là một sự chết kết liễu sự sống, mà là một sự chết  làm chúng ta tự do. Vị hôn thê thường được chuyển di khỏi bản thân ḿnh bằng một thu hút thánh hảo không thể chống cưỡng, cũng thế, t́nh trạng hứng khởi và hoan lạc tâm linh dường như mạnh mẽ đến nỗi nâng cô  lên trên tầm thức nghĩ suy và cảm xúc thông thường tự nhiên. Nếu Thiên Chúa muốn, chớ ǵ tôi cũng được trải qua loại chết này” (SC 52:4).

 

Thế nhưng, như đă nói, cái chết của linh hồn trong trạng thái hiệp nhất xuất thần với Tân Lang của ḿnh cũng là một thể thức sinh ra và là một thể thức vào đời:

 

“Trong cuộc sinh ra này, linh hồn ĺa bỏ cả các giác cảm thể xác của ḿnh và tách rời khỏi chúng, để trong việc nhận thức Lời, linh hồn không c̣n biết đến ḿnh nữa. T́nh trạng này xẩy ra khi tâm trí ngây ngất bởi sự ngọt ngào khôn xiết của Lời, làm cho linh hồn rút lui, đúng hơn, di chuyển và thoát ly khỏi bản thân ḿnh để chiêm hưởng Lời” (SC 52:5).

 

Etienne Gilson đă nhận xét thấy rằng Thánh Bơ-Na mang trong ḿnh một t́nh yêu tha thiết với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Tuy nhiên, ông nhận định rằng, t́nh yêu dành cho cuộc tử nạn ấy chỉ là một chuyển vận dẫn đến một t́nh yêu cao hơn mà thôi:

 

“Mối cảm mến giác cảm đối với Chúa Kitô luôn luôn được Thánh Bơ-Na cho thấy như là một thứ t́nh yêu hạ đẳng tạm thời. Điều này rất chính xác bởi đặc tính cảm giác của nó, trong khi t́nh yêu lại thuộc về một cấp độ thiêng liêng tinh tuyền. Có thế, linh hồn mới thẳng tiến bước được tới cuộc hiệp nhất với Thiên Chúa bằng các năng lực tâm linh của ḿnh. Chúng ta thấy điều này nơi Thánh Bơ-Na, vị đă chú trọng nhiều đến việc sử dụng t́nh yêu giác cảm khi ngài mới trở lại; sau này ngài đă thấy rằng cần phải vượt qua nó mà tiến lên; nghĩa là, không phải quên hẳn đi, mà là gán cho nó một chiều kích trổi vượt hơn nó, như lư trí và tinh thần trổi vượt hơn xác thịt vậy. Tuy nhiên, khởi điểm này lại luôn luôn là một tuyệt đỉnh”.

(Etienne Gilson, The Mystical Theology of Saint Bernard;

transl. A.H. Downes; London: Sheed and Ward, 1955, p. 80)

 

Nhận định của Gilson hoàn toàn hợp với quan điểm của Thánh Bơ-Na. V́ đối với Thánh Bơ-Na, suy niệm về cuộc khổ nạn và phục sinh luôn luôn làm cho linh hồn sẵn sàng trong việc gặp gỡ Lời hay trong việc cảm nghiệm chiêm niệm. Thánh Bơ-Na đă viết như sau:

 

“Nếu chúng ta muốn có Chúa Kitô như một Vị Khách thường xuyên của ḿnh, chúng ta luôn luôn phải có một con tim vững vàng, không ngừng tin nhận t́nh thương của Người nơi cuộc tử nạn cũng như quyền năng của Người trong cuộc phục sinh từ trong cơi chết. Ở đâu Chúa Kitô thấy ân sủng Cuộc Thương Khó của Người hay vinh quang Phục Sinh của Người là đề tài suy niệm lư thú, th́ lập tức Người hứng khởi mừng vui đến hiện diện ở đó liền. (Dil 8:9). Linh hồn khát khao muốn thêm hoa trái của Cuộc Tử Nạn mà linh hồn đă hái được từ cây Thánh Giá vào những bông hoa Phục Sinh, những hoa có mùi thơm đặc biệt hấp dẫn T́nh Nhân trở lại gặp ḿnh” (Dil.8:9)

 

Thánh Bơ-Na bừng lên niềm vui khi ngài nhận ra bước Đạt Thành Hiệp Nhất này. “Oâi một hiệp nhất có phúc!” là một lời than hớn hở thánh nhân thốt lên sau khi ch́m sâu vào cuộc chiêm niệm xuất thần, sau thoáng chốc được biến hút trong biển cả thần linh. Nó là một lời tuyệt vời, tóm kết tất cả những ǵ thánh nhân có thể nói về niềm hạnh phúc khôn tả ấy, niềm hạnh phúc linh hồn hoan hưởng qua việc kết hiệp thân mật nhất với Thiên Chúa. Trong bài giảng 83 về Diễm T́nh Ca, ngài viết như sau:

 

“Đây thực sự là một trạng thái phúc đức, khi mà linh hồn được kết hiệp với Thiên Chúa Ngôi Lời trong một cuộc hiệp hôn (a nuptial union). Cuộc hiệp hôn này chính là triều thiên của t́nh yêu chúng ta đối với Chúa ở đời này. Phúc cho linh hồn được cảm nghiệm và hưởng nếm một niềm vui siêu việt như vậy! Trạng thái khắn khít linh thiêng này chính là t́nh yêu thanh sạch và thánh hảo, một t́nh yêu dịu dàng êm ái, một t́nh yêu hoàn toàn thanh thản và tinh tuyền, một t́nh yêu quấn quít, thân mật và mạnh mẽ, một t́nh yêu liên kết hai thành một tinh thần chứ không thành một xác thịt (SC 85:6). Đến đây có lẽ một số trong anh em muốn biết việc hoan hưởng Lời như vậy th́ như thế nào. Nếu đôi lúc tôi được hưởng đặc ân này, anh em nghĩ tôi có thể nói lên được cái khôn tả hay sao” (SC 85:15).

 

Cảm giác an toàn và hạnh phúc của trạng thái cảm nghiệm chiêm niệm này không phải chỉ là một nhận thức suông về một cái ǵ đó; nó là một sự ḥa hợp ở tận thẳm cung linh hồn, nơi trào lên một nhận thức sự thiện khôn tả và cảm nghiệm được nỗi vui mừng sâu xa. D.T. Suzuki đă nhận xét như thế này:

“Cảm giác thanh thoát đi liền với việc giác ngộ là do việc nó bung thoát (the breaking up) cái g̣ bó áp đặt trên con người như một cá thể. Việc bung thoát này không phải chỉ là việc tiêu cực xẩy ra mà là một cảm nghiệm hoàn toàn tích cực – mang một tầm vóc rất hệ trọng, v́ nó nói lên việc vươn ḿnh vô tận của cá thể. Cảm giác thường ngày, mặc dầu chúng ta không luôn luôn nhận ra nó, một cảm giác thường của nhận thức, là cảm giác g̣ bó và lệ thuộc, v́ chính nhận thức cũng là thành quả của hai lực lượng kèn cựa hay chèn ép nhau, lực lượng chủ quan và khách quan. Ngược lại, việc giác ngộ thực sự không hệ tại việc đương đầu với cái tương khắc giữa hai giới hạn. Việc giác ngộ là nhận ra Cái Vô Thức hay Cái Siêu Việt ở ngoài cái tương khắc. Thế nên, được giải toả được cái căng thẳng này sẽ khiến cho người ta cảm thấy ḿnh ở trên các đối lực (conflicting forces) và thanh thoát hết sức. Thế là con người cá thể đó, một con người bị xă hội ruồng bỏ, bị đối xử tàn tệ khắp nơi, không phải bởi ai khác ngoài chính ḿnh, sẽ ngỡ ngàng thấy rằng họ là người có tất cả mọi giầu sang phú qúi và quyền năng mănh lực mà một hữu thể hạn hẹp có thể chiếm được trên đời này; nếu cảm nghiệm này không hiến cho người ta một cảm giác tự tôn cao cả th́ cái ǵ có thể làm được?

 

(D.T. Suzuki, Zen Buddhism, ed. William Barret;

New York: Doubleday, 1956, p. 107)